Khu vực Gia Phương Quần_thể_di_tích_thờ_Vua_Đinh_ở_Ninh_Bình

Gia Phương, huyện Gia Viễn được xác định là quê gốc của Đinh Công Trứ, thân phụ Đinh Bộ Lĩnh mặc dù tuổi thơ ông gắn bó nhiều hơn với vùng Gia Thủy, Nho Quan là quê hương của bà Đàm Thị.

Đền Văn Bòng

Đền thờ Đinh Bộ Lĩnh ở xã Gia Phương, Gia Viễn còn có tên là đền Văn Bòng.[14] Tương truyền, đây chính là quê gốc của Đinh Bộ Lĩnh. Tại núi Kỳ Lân gần đó có mộ tổ phát tích nhà Đinh. Đền nằm ở giữa con đường lịch sử có tên gọi đường Vua Đinh, nối cố đô Hoa Lư tới khu căn cứ quân sự động Hoa Lư.

Đền thờ có ba tòa, kiến trúc theo kiểu "tiền nhất, hậu đinh". Đền thờ Đinh Bộ Lĩnh có một số nét kiến trúc giống đền vua Đinh Tiên Hoàngcố đô Hoa Lư như các chi tiết hồ bán nguyệt, bình phong, nghi môn quan và hình rồng trên mái. Tuy nhiên ở đây có nhiều điểm khác các chi tiết kiến trúc đơn giản hơn, không gian đền hẹp hơn.

Đền quay hướng Tây toạ lạc trên một khu đất rộng, có tường gạch bao quanh thuộc thôn Vân Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn. Cổng đền xây dựng bằng gỗ tứ thiết, lợp ngói theo kiến trúc đình chùa truyền thống. Tiếp đến là hồ bán nguyệt là nơi tụ thuỷ, được trồng hoa súng. Nằm gần tâm quay hồ bán nguyệt là bình phong, để chắn gió độc theo quan niệm phong thuỷ. Từ nghi môn quan bước vào sân rồng, hai bên là các tòa chức năng. Giữa sân đền là một sập long sàng bằng đá, tượng trưng cho vua ngự triều.

Tượng vua Đinh Tiên Hoàng đặt trong hậu cung, sơn son thếp vàng, cao gần 2 mét. Tại đây cũng có bài vị thờ các vị quan trung thần là tứ trụ triều đình gồm Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ.

Tuy cùng thờ vua Đinh Tiên Hoàng nhưng cách thức suy tôn và tín ngưỡng ở ngôi đền này và đền Vua Đinh Tiên Hoàng ở khu di tích cố đô Hoa Lư khá khác biệt. Về đối tượng phối thờ khác đền Đinh Bộ Lĩnh không thờ các con của ông là Đinh Liễn, Đinh Hạng Lang, Đinh Toàn mà có thờ các trung thần khác là bạn vua từ thuở nhỏ như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ. Đền nằm trên quê hương vua nên có sự tham gia cung tiến của dòng họ Đinh và hậu duệ nhà Đinh, điều này khá giống với các đền Đô ở Bắc Ninh, đền Trần ở Nam Định và đền Lam Kinh ở Thanh Hóa mà khác với đền thờ Đinh Tiên Hoàngcố đô Hoa Lư, ở đó đối tượng suy tôn thuộc sở hữu cộng đồng.

Thăm đền vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Gia Phương là thăm quê hương của người anh hùng dân tộc thế kỷ thứ X xứ hoa lau, với nhiều huyền thoại về một thời thơ ấu - nơi mà xưa kia Đinh Bộ Lĩnh và các bạn cùng làng đã từng chăn trâu cắt cỏ như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ... đã nuôi chí lớn dẹp loạn mười hai sứ quân thống nhất đất nước.

Hàng năm, vào dịp lễ hội cố đô Hoa Lư, tất cả các di tích thờ vua quan, tướng lĩnh thời Đinh cùng tham gia lễ rước kiệu và chân nhang các danh nhân về cố đô Hoa Lư, người dân thôn Vân Bòng và xã Gia Phương, Gia Viễn cũng mở lễ hội đền và tham gia lễ rước lửa từ quê hương Vua về cố đô Hoa Lư.

Lăng Phát Tích

Khu vực núi Kỳ Lân (Gia Phương) là nơi đặt lăng phát tích dòng họ Vua Đinh. Tương truyền đây là nơi Quan thứ sử Đinh Công Trứ (thân phụ của Đinh Tiên Hoàng) thấy cảnh đẹp đã mang mộ của ông nội nhà vua an táng tại ngai này, xây dựng lăng mộ, gọi là Lăng phát tích, hiện đã được tôn tạo.yên nghỉ.[15] Trong sách “Bái Đính ngàn năm tâm linh huyền thoại” của nhà nghiên cứu Trương Đình Tưởng có nêu về “Truyền thuyết mả táng hàm rồng” như sau: “Dòng Đại Hoàng (sông Hoàng Long ngày nay) chảy sát chân núi Kỳ Lân, tạo nên vùng nước xoáy không ai dám bơi qua.

Nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Lý Công Uẩn dời Đô, Nhà nước trùng tu nâng cấp Lăng Nhà Đinh, đơn vị thi công thấy nhiều tảng đá có hình thù các con vật, kích thước to nhỏ khác nhau, như có sự xếp đặt trong lòng đất, nhiều tảng đá phải dùng mìn phá, đến độ sâu 2,7m thấy có tảng đá liền, phẳng, kích thước khoảng 3m2 x 3m2, tưởng là đá tự nhiên, tiếp tục dùng mìn phá. Dưới tảng đá lộ ra hai hũ sành giống nhau, cách nhau 1m nằm song song với sườn núi chiều cao khoảng 40cm, đường kính chỗ phình lớn nhất khoảng 22cm, miệng hũ đường kính khoảng 18 cm, vai phình, thân vát, đáy bằng để mộc, trên miệng hũ có đĩa đậy. So sánh những hiện vật đó với các cổ vật đời Đường, thấy có nhiều điểm tương đồng về men cũng như hình dáng.[16]

Hang động Kỳ Lân có độ cao so với chân núi gần 40 mét. Đây là động dài khoảng 100 mét, rộng 40 mét, là động thông xuyên qua núi. Trong động có nhiều nhũ đá đẹp, có lối lên trời, có lối xuống "âm phủ", bởi từ giữa động có khoảng trống cao hun hút lên đến đỉnh núi lộ thiên, lại có hố sâu thẳm đên chân núi, tạo ra âm dương đối đãi, cân bằng. Có lẽ, chính vì vậy người xưa đã biến động thành chùa Kỳ Lân, còn gọi là chùa Hang. Trong "chùa" có xây bệ và đặt các tượng Phật. Ngày nay đã được tu tạo và xây dựng các tòa khang trang hơn. Hàng năm cứ đến ngày 26 và 27 tháng 9 âm lịch, tại núi chùa Kỳ Lân đều cử hành các khóa lễ và lễ húy kị theo nghi thức thành kính, tôn nghiêm. Cũng vào dịp này, con cháu dòng họ Đinh, cũng như Phật tử khắp nơi lại đổ về như trẩy hội để tham dự khóa lễ tưởng niệm chư vị tiền bối, lịch đại Tổ sư đã có công tạo dựng nên ngôi chùa Kỳ Lân linh thiêng huyền bí.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quần_thể_di_tích_thờ_Vua_Đinh_ở_Ninh_Bình http://vemaybaycuatui.com/van-hoa-xa-hoi/den-dinh-... http://hoixe.net/di-tich-chua-lac-khoai-o-ninh-bin... http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=19016... http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.... http://ninhbinh.gov.vn/web/guest/di-tich-lich-su-v... http://sodulich.ninhbinh.gov.vn/sodulich/1225/2754... http://vhtt.ninhbinh.gov.vn/bai-viet/den-tho-vua-d... http://vhtt.ninhbinh.gov.vn/bai-viet/hoi-nghi-hoi-... http://kyluc.vn/du-an-ky-luc/1059.vietkings-cong-b... http://baoninhbinh.org.vn/news/43/2DBAE7/Tu-bo-ton...